Công ty TNHH Kinh Doanh Và Xây Dựng Bảo Minh xin kính chào quý khách!
Xây Dựng Bảo Minh
Số 131 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, HCM
Xây Dựng Bảo Minh
Hotline 24/7
0939.866.000
Xây Dựng Bảo Minh
Giờ làm việc
T2 - CN, 8:00 - 17:00

Sửa Nhà Nâng Tầng Nhà Phố Chất Lượng Top Đầu

Nhu cầu sửa nhà nâng tầng nhà phố ngày một tăng, đặc biệt ở khu vực Hồ Chí Minh. Việc nâng tầng sẽ giúp tăng lên diện tích sử dụng của ngôi nhà, nên những hộ gia đình ở nhà phố với diện tích xây dựng không quá lớn sẽ có phát sinh nhu cầu xây dựng thêm tầng để nâng diện tích sử dụng. Nắm được nhu cầu bức thiết này của khách hàng, Xây Dựng Bảo Minh cung cấp dịch vụ sửa nhà nâng tầng nhà phố uy tín, chuyên nghiệp. Bảo Minh tự tin với kinh nghiệm thi công rất nhiều công trình nâng tầng nhà, công nhân tay nghề cao, và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm.

Trong bài viết này, Bảo Minh sẽ gửi tới quý vị những kiến thức xây dựng liên quan đến sửa nhà nâng tầng nhà phố cực hay, và khó có thể tìm thấy ở đâu viết về những kiến thức thực tế như vậy. Mời quý vị cùng theo dõi nhé.

sửa nhà nâng tầng là thế mạnh của Bảo Minh
sửa nhà nâng tầng là dịch vụ thế mạnh của Bảo Minh

1. Cải tạo nâng tầng nhà phố có cần xin giấy phép xây dựng?

Đầu tiên, ta cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến tính pháp lý đối với việc thi công cải tạo nâng tầng nhà phố trước nhé.

Sửa nhà nâng tầng nhà phố có cần xin giấy phép xây dựng?

Câu trả lời là có. Theo quy định của luật xây dựng hiện hành, sửa chữa cải tạo nhà cũ mà làm thay đổi kết cấu chịu lực, chiều cao của công trình, và công năng sử dụng của ngôi nhà thì phải xin giấy phép xây dựng.

Vậy, thủ tục xin phép xây dựng gồm những loại giấy tờ cơ bản nào?

  • Xin phép xây mới gồm có: Sổ hồng (bản sao), căn cước công dân/chứng minh nhân dân (bản sao), bản vẽ tọa độ nhà (bản sao, nếu có), giấy cam kết không làm ảnh hưởng đến nhà bên, giấy cho phép của ngân hàng (trong trường hợp sổ hồng đang nằm trong ngân hàng), hồ sơ thẩm định móng. Đối với hồ sơ thẩm định móng, phải do công ty có chức năng, nhiệm vụ thẩm định móng trong giấy phép kinh doanh cung cấp (Thông thường, chính nhà thầu sẽ giúp chủ đầu tư làm hồ sơ thẩm định móng).
Đục phần nền cũ
Đục phần nền cũ

2. Các cách sửa nhà nâng tầng nhà cơ bản hiện nay

Vì nâng tầng được thực hiện trên nền móng của những nhà cũ, sử dụng lâu năm. Nên hiện trạng nhà cũ thường phức tạp về cả kết cấu và công năng. Vì vậy, kỹ sư sẽ căn cứ vào tình hình thực tế về địa chất, hiện trạng nhà cũ, và nhu cầu xây mới của khách hàng để đề xuất những giải pháp cải tạo nâng tầng nhà cho phù hợp.

Công trình sau khi được nâng tầng của Bảo Minh
Công trình sau khi được nâng tầng của Bảo Minh

Theo đó, các cách sửa nhà nâng tầng thường được sử dụng gồm có 5 cách cơ bản sau:

2.1 Sửa nhà nâng tầng nhà phố KHÔNG CẦN gia cố cột và móng

Trường hợp áp dụng: Hiện trạng ngôi nhà là: 1,2 tấm. Tuy nhiên, hồi trước thi công xây dựng đã có tính đến phương án sau này sẽ cải tạo nâng tầng thêm 1,2 tấm hoặc kết cấu hiện trạng cũ tương đối vững chắc, và chỉ cần nâng lên 1 tấm mái bê tông, mái tôn, sàn giả… thì không phải gia cố cột và móng.

Phương án thi công: Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về địa chất và hiện trạng ngôi nhà sẽ quyết định biện pháp thi công. Trong trường hợp, có sẵn thép cũ đã chờ sẵn, chỉ cần đánh gỉ, rồi tiến hành nối thép theo quy chuẩn xây dựng về thi công nối thép. Ngược lại, nếu không có phần thép chờ thì tiến hành khoan cấy, nối thép, rồi tiến hành nối coppha cột để đổ bê tông cột, và tiến hành công tác thi công như xây mới.

Lưu ý: Khi khoan, cấy ghép, nối thép cần làm đúng quy chuẩn của xây dựng và xử lý giáp mí giữa tường cũ và mới, đóng lưới chống nứt hoặc đục tường cũ đi và tô lại.

Phần thép nối
Thi công phần thép nối

2.2 Sửa nhà nâng tầng nhà phải có sự gia cố cột

Trường hợp áp dụng: Áp dụng phương án gia cố cột khi tiết diện cột cũ không đủ khả năng chịu lực khi nâng thêm tầng.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành cắt bỏ tường xung quanh cột cũ, và lớp vữa trên cột cũ
  • Khoan để cấy sắt đai và sắt chủ, sắt chờ bằng SIKA 731, 2 thành phần A-B
  • Tiếp đến, tiến hành quét lớp SIKA 732 thành phần A-B để kết nối bê tông mới và bê tông cũ.
  • Tiến hành lắp dựng coppha và đổ bê tông
  • Tiếp theo, tháo dỡ coppha và xây tô

Lưu ý: Phải luôn đảm bảo được sự liên kết giữ bê tông cốt thép gia cố thêm và bê tông cốt thép của cột cũ bằng các đai C và SIKA liên kết, đây là điều cực kỳ quan trọng.

2.3 Sửa nhà nâng tầng nhà cần gia cố móng nhà

Trường hợp áp dụng: Áp dụng gia cố móng nhà khi hệ thống móng cũ không có đủ khả năng chịu lực khi nâng thêm tầng, và tăng tải trọng của ngôi nhà lên 1, 2 tấm

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên là đào đất xuống các vị trí cao độ móng đơn cũ. Lưu ý, không đào quá sâu so với chân hệ móng cũ để tránh những trường hợp sụt lún móng.
  • Tiến hành tạo hố móng băng, kết nối bao quanh chân hệ móng cũ.
  • Thực hiện khoan, cấy sắt bằng Ramset kết nối. Lưu ý, độ sâu của lỗ khoan và kích cỡ mũi khoan tuân theo tiêu chuẩn so với đường kính sắt cần cấy.
  • Tiến hành tạo sàn, dầm cốt thép, sắt chờ đổ cột, hoặc gia cố cột trên móng băng để liên kết với hệ móng đơn cũ.
  • Tiếp theo, lắp dựng coppha, đổ bê tông móng băng mới bao phủ hệ móng cũ.
  • Tiến hành xử lý khu vực hầm phân, hố ga, và hệ cấp thoát nước.
  • San lấp mặt bằng chuẩn quy trình.

Lưu ý: Căn cứ vào hiện trạng thực tế ngôi nhà, địa chất, công năng sử dụng và đặc biệt là hệ móng cũ được sử dụng là loại móng nào: Móng băng, móng cọc hay móng đơn để có biện pháp gia cố móng phù hợp nhất.

2.4 Sửa nhà nâng tầng cần gia cố cả phần cột và phần móng nhà

Trường hợp áp dụng: Hệ móng cũ không đủ khả năng chịu lực khi tăng tải trọng nâng tầng thêm 1,2 tấm và biện pháp chỉ gia cố cột hoặc chỉ gia cố móng không đáp ứng được.

Cách thực hiện:

Đây là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp gia cố cột và móng. Chúng ta sẽ chọn phương án gia cố hoặc thi công móng băng mới trước, rồi sẽ tiến hành gia cố hoặc cấy ghép cột mới.

Thi công phần cột
Thi công phần cột

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, để phù hợp với tải trọng và công năng của ngôi nhà, chúng ta sẽ chọn phương án tiến hành gia cố móng, cột cũ,  và tiến hành làm thêm móng và cột mới. Từ đây thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp hệ móng cũ và mới tác động đến hệ chịu lực tạo thành khối thống nhất.

2.5 Sửa nhà nâng tầng nhà cần gia cố cả cột và móng nhà bằng hệ thép I

Trường hợp áp dụng: Sửa nhà nâng tầng gia cố cả cột và móng nhà bằng hệ thép I được áp dụng khi: Hiện trạng nhà cũ là cột bằng gạch, nâng thêm số tầng ít, tải trọng nhẹ kết hợp với thi công bằng sàn giả hoặc tấm xi măng Cemboard 3D Thái Lan, thì nên sử dụng phương án này vì vừa đảm bảo chịu lực, thời gian thi công nhanh và tiết kiệm được nhiều tài chính cho chủ đầu tư.

Cách thực hiện:

Đầu tiên là căn cứ vào thực tế về tải trọng, để có phương án bố trí số lượng cột sao cho phù hợp.

Sau khi đã xác định được số lượng cột, thì tiến hành đào hố thi công móng đơn và tiến hành chôn I, hoặc làm bản mã. Tiếp đến, nối I đúng quy cách và hàn râu vào thép I để tiến hành xây tường. Cuối cùng, xây bao I bằng gạch để tiết kiệm diện tích hoặc cũng có thể dùng tấm Cemboard, thạch cao đóng xung quanh, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho căn nhà.

Lưu ý: Quá trình hàn nối I phải theo đúng quy chuẩn nối bản mã và xây hoặc đóng Cemboard, luôn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

3. Các phương án sàn các lầu khi nâng tầng nhà phố 

Đối với sửa nhà nâng tầng, thường được sử dụng các phương án sàn sau đây mới đảm bảo phù hợp với tải trọng của ngôi nhà.

  • Sàn bê tông cốt thép thật: Giống như xây mới
  • Sàn bê tông cốt thép giả: Sử dụng xà gồ 5cm x 10cm x 1.8mm đan A500, có hàn găng, trải tôn lên, sau đó tiến hành đan thép phi 6A150 và đổ bê tông dày 7cm.
  • Sàn Cemboard 3D Thái Lan: Sử dụng xà gồ 5cm x 10cm x 1.8mm đan A500 có hàn găng, sau đó trải tấm Cemboard 3D Thái Lan dày 14.
Đổ bê tông xong 1 sàn
Đổ bê tông xong 1 sàn

4. Chi phí nâng tầng nhà

Đối với sửa nhà nâng tầng nhà, nếu không gia cố cột và móng chi phí được tính theo m2 như khi xây mới, chủ nhà cần dự trù thêm kinh phí sơn lại toàn nhà.

Khi gia cố cột và móng thì cần cải tọa lại điện nước toàn nhà, phần vật liệu hoàn thiện cũ cơ bản được phá bỏ, vì vậy mà phần kinh phí cũng tương đối cao, bởi vì chỉ tận dụng được 1 phần khung xương nhà cũ.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá sửa nhà nâng tầng nhà

Các yếu tố chắc chắn ảnh hưởng đến đơn giá cải tạo nâng tầng nhà như: diện tích nhà, đường lớn hay nhỏ, nhu cầu về công năng sử dụng,… Ngoài ra, biện pháp nâng còn có một số điểm khác biệt như:

  • Hệ số an toàn móng cột phải do bộ phận kết cấu chuyên môn tính toán
  • Trình độ chuyên môn, tay nghề của phía nhà thầu khi xác định biện pháp cải tạo nâng tầng.
  • Hóa chất sử dụng và quá trình khoan cấy, kết nối bê tông cốt thép.

6. Quy trình khảo sát, tư vấn và báo giá của Bảo Minh đối với công trình nâng tầng nhà

B1/ Bảo Minh tiếp nhận thông tin, yêu cầu sửa nhà nâng tầng của khách hàng qua điện thoại, website, email, hoặc tới trực tiếp văn phòng.

B2/ Bảo Minh sẽ cử bộ phận kỹ sư chuyên môn cao, đến tận nhà khách hàng để khảo sát hiện trạng, và trao đổi thêm yêu cầu chi tiết từ phía chủ nhà.

B3/ Kỹ sư Bảo Minh sẽ lên báo giá, dự toán chi tiết, cụ thể và theo đúng yêu cầu của khách hàng.

B4/ Bảo Minh trao đổi, bàn bạc để lên phương án thực hiện, sửa chữa nhà một cách khoa học, logic.

B5/ Bảo Minh tiến hành sửa chữa nhà theo đúng hợp đồng, và đúng yêu cầu của chủ đầu tư.

B6/ Bảo Minh hoàn thành công trình theo đúng tiến độ, bàn giao lại cho chủ nhà, và bước vào giai đoạn bảo hành.

7. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện nâng tầng nhà phố

  • Kiểm tra trụ chống của nhà cũ trước khi thực hiện nâng tầng nhà

Trụ chống phải đảm bảo chắc chắn, mới có thể nâng thêm tầng là lẽ đương nhiên. Theo kinh nghiệm thi công sửa nhà nâng tầng lâu năm của Bảo Minh, thường điểm yếu của các ngôi nhà nâng tầng là điểm tiếp nối, tức là điểm liên thông giữa các tầng với nhau do các trụ không liên thông với nhau. Vì thế, khi nâng tầng nhà, các trụ phải liên thông bền vững với nhau để chắc chắn rằng trọng lực giữa các tầng được phân bổ đồng đều trên các trụ. Bảo Minh tự tin rằng đủ chuyên môn để trực tiếp kiểm tra kỹ lưỡng các thông số trước khi xây dựng nâng tầng.

  • Tính toán về chiều cao nâng tầng nhà

Chiều cao tầng nhà được tính là khoảng cách từ sàn nhà cho tới sàn nhà tầng tiếp theo. Chiều cao nâng tầng nhà phải được tính toán cẩn thận vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới nền móng của cả ngôi nhà. Vì, trong trường hợp nền móng yếu, mà chiều cao nâng tầng lại quá cao thì rất dễ dẫn đến rủi ro cho chủ nhà như: sụt, lún, nghiêng, thậm chí là sập,…

Ngoài ra, như bạn biết, ở nhà phố thì thường có đường dây điện, đường mạng chằng chịt,… vì thế, khi nâng tầng cần có những tính toán kỹ lưỡng phù hợp với những đặc trưng này.

  • Nên ưu tiên sử dụng những loại tường nhẹ, vách ngăn nhẹ trong cải tạo nâng tầng nhà

Tại sao lại chọn tường nhẹ, vì đơn giản nó sẽ giảm bớt đáng kể trọng lực lên cột trụ, và toàn bộ nền móng của ngôi nhà. Thêm vào đó, lại giúp gia chủ tiết kiệm được kha khá chi phí với ưu điểm giá rẻ. Tuy giá tốt hơn, nhưng vẫn đảm bảo công năng bền đẹp, đội chịu lực tốt, có thể cách nhiệt, cách âm tốt và rất đa dạng mẫu mã trên thị trường để lựa chọn. Vì những ưu điểm vượt trội đó mà tường nhẹ được rất nhiều khách hàng của Bảo Minh lựa chọn, và ưa chuộng sử dụng.

  • Nên sử dụng những loại vật liệu tốt, chất lượng

Bảo Minh chắc chắn rằng khi chọn phương án sửa nhà nâng tầng sẽ tạo thêm sức ép nhất định của tầng lầu lên tổng thể ngôi nhà. Vì vậy, chúng ta cần chọn những vật liệu chất lượng để sử dụng nhằm tăng độ bền bỉ, tăng tuổi thọ cho ngôi nhà. Về tính thẩm mỹ, những vật liệu chất lượng cũng sẽ giúp cho căn nhà của bạn thêm sang trọng, đẹp và thẩm mỹ cao.

8. Một số hình ảnh thi công sửa nhà nâng tầng do Bảo Minh thực hiện

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về sửa nhà nâng tầng nhà phố. Bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu nâng tầng nhà cũng nên tham khảo ngay bài viết này, để có thêm kiến thức cho bản thân, và áp dụng vào chính ngôi nhà của mình cho phù hợp.

Khách hàng cần sửa nhà nâng tầng nhà phố liên hệ ngay tới Bảo Minh theo hotline: 0931 354 789 để được tư vấn, khảo sát và báo giá hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng.

Mời quý vị tham khảo thêm bài viết: 

>> Báo giá xây nhà trọn gói

>> Báo giá sửa chữa nhà 

>> Báo giá xây dựng phần thô 

>> Báo giá thiết kế kiến trúc nhà 

Nguồn: Xây Dựng Bảo Minh 

Xin chào các bạn! Tôi là Trần Văn Dũng - là người đam mê thiết kế xây dựng, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, sửa chữa nhà,... với 10 năm kinh nghiệm tư vấn xây dựng, thiết kế nhà, giám sát, sửa chữa nhà, thi công xây dựng nhà phố.Tất cả nội dung được đăng tải trên website: xaydungbaominh.com đều được chắt lọc từ kinh nghiệm thi công thực tế của tôi.

Theo dõi Trần Văn Dũng trên mạng xã hội

https://xaydungbaominh.com

Bình luận gần đây (0 bình luận)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan

Bảng báo giá thi công sàn đúc giả mới năm 2024

Hiện nay, trong thời đại phát triển khoa học, kỹ thuật. Ngày càng có nhiều phương pháp làm việc xây dựng hiệu quả được sáng tạo ra. Nhằm đáp ứng được chất lượng xây dựng cũng như tối ưu được tính hiệu quả và tiết kiệm cho từng hạng mục thi công xây dựng. Trong […]

Kết Cấu Sàn Đúc Giả

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với phương pháp sàn đúc giả trong xây dựng. Sàn đúc giả rất thường xuyên được sử dụng đối với những công trình có gác lửng, những ngôi nhà phố có diện tích xây dựng nhỏ hẹp, hay cải tạo nhà cũ có nền móng không chắc […]

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Sàn Đúc Giả

Hẳn là rất nhiều khách hàng thắc mắc về những ưu điểm và nhược điểm sàn đúc giả? Tại sao, hiện nay sàn đúc giả lại được nhiều gia đình sử dụng trong xây dựng nhà như vậy? Cùng Bảo Minh tìm lời giải đáp cụ thể trong bài viết này nhé? Sàn đúc giả […]

Yêu cầu báo giá

    Tiện ích tính giá
    Video xây dựng